Hỏi: Thời gian gần đây tôi được biết, hoạt động kinh doanh, thương mại đang có chiều hướng gia tăng về số lượng tranh chấp, tính chất ngày càng phức tạp. Do đó, bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, một trong các phương thức được các bên tranh chấp quan tâm lựa chọn là sử dụng phương thức hòa giải thương mại. Xin hỏi, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại quy định như thế nào về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng?

Hỏi: Ông H đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Ông tìm hiểuthì được biết trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xảy ra các tranh chấp mà một trong các phương thức giải quyết có hiệu quả, bảo đảm bí mật kinh doanh và giữ được quan hệ làm ăn là qua hòa giải thương mại. Ông muốn biết pháp luật quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như thế nào?

Hỏi: Công ty của anh P đang có tranh chấp thương mại với một doanh nghiệp. Anh P muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải thương mại. Anh muốn biết hòa giải thương mại là gì? Pháp luật quy định có các hình thức hòa giải thương mại nào?

Trả lời: Điều 1 của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ (Nghị định 22/2017/NĐ-CP) quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

1. Nghị định này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chứchòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại. Việc các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cánhân khác không phải là hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại,tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định nàylàm trung gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp vớiquy định pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

2. Nghị định này áp dụng đối với hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, cơ quanquản lý nhà nước về hòa giải thương mại và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, việc giải quyết tranhchấp bằng hòa giải thương mại được áp dụng trong phạm vi sau:

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyếtbằng hòa giải thương mại.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này. Hiện có 02 hình thức hòa giải sau đây:

1. Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.

2. Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định củaNghị định số 22/2017/NĐ-CP và thỏa thuận của các bên.

Hỏi:  Tôi xin hỏi, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được pháp luật quy định như thế nào?
 
Trả lời: Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như sau:
1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳngvề quyền và nghĩa vụ.
2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạmquyền của bên thứ ba.

Hỏi: Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng hòa giải thương trong giải quyết tranh chấp thương mại, Nhà nước có chính sách hòa giải thương mại gì?

Trả lời: Điều 5 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định chính sách về hòa giải thương mại như sau:

1. Khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

2. Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại