Một số loại hình hòa giải trước tố tụng

Có nhiều phương thức giải quyết xung đột xã hội khác nhau, trong đó phổ biến là

(1) thương lượng;

(2) hòa giải kết hợp trọng tài;

(3) giải quyết thông qua thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng tại Tòa án

Hòa giải là một phương thức giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội rất hiệu quả. Có nhiều hình thức hòa giải khác nhau, thông thường được chia làm hai loại: hòa giải trước tố tụng và hòa giải trong tố tụng.

Pháp luật về hòa giải trước tố tụng hiện nay gồm:

Hòa giải thương mại;

Hòa giải ở cơ sở;

Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất,

Hòa giải tranh chấp lao động;

Hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình;

Hòa giải theo quy định của pháp luật hình sự.


HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Hòa giải thương mại cùng với thương lượng, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế[1] đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới, đặc biệt tại quốc gia có nền kinh tế phát triển và được các cá nhân, tổ chức kinh tế ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của phương thức này so với tố tụng tòa án.[2] Ở Việt Nam, phương thức hòa giải đã được ghi nhận mang tính nguyên tắc trong các văn bản luật, dưới luật cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.[3] Đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Đây là chủ trương quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, trong đó có hòa giải thương mại.

Thực hiện Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về Hòa giải thương mại. Ngày 26/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại có hiệu lực từ ngày 15/4/2017.

[1] Thuật ngữ “Alternative Dispute Resolution” (ADR) thường được dịch và sử dụng trong tiếng Việt là “Giải quyết tranh chấp thay thế” (từ “thay thế” ở đây được hiểu là “thay thế Toà án”).

(Nguồn: Bộ Tư Pháp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *