Giải quyết tranh chấp thương mại bằng biện pháp hòa giải

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng biện pháp hòa giải là một trong những biện pháp tối ưu. Việc giải quyết bằng biện pháp hòa giải này được quy định như nào?

Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận. Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua người thứ ba, là người ở giữa đưa ra các đề nghị, đề xuất bằng lời hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực trong giải quyết tranh chấp của mình, từ đó các bên có thiện chí, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong giải quyết tranh chấp.

Hình thức hòa giải bao gồm hai hình thức như sau:

Hòa giải vụ việc: là phương thức hòa giải mà trong đó việc tổ chức và giám sát do các bên tự quy định không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức hoặc người hòa giải thứ ba nào

Hòa giải quy chế: do một tổ chức, hoặc một trung tâm hòa giải chuyên nghiệp. Hòa giải quy chế phải tuân theo những quy  tắc hòa giải riêng của tổ chức hòa giải đó.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Nguyên tắc tự do ý chí của các bên tranh chấp; đảm bảo tính khách quan, công bằng, hợp lý, tôn trọng tập quán thương mại trong nước và quốc tế; chấm dứt hòa giải ngay lập tức nếu không đạt được thỏa thuận hoặc nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục hòa giải; bảo toàn bí mật tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên và của hòa giải viên trong quá trình hòa giải.

Điều kiện áp dụng hòa giải

– Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa gii trước, sau khi xảy ra tranh chp hoặc tại bt cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp

– Hòa giải không thể được tiến hành nếu như không có sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Thỏa thuận này có thể được thể hiện dưới dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc một thỏa thuận phụ lục của hợp đồng.

Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

1. Các bên có quyn lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa gii viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.

4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Hiệu lực thi hành

– Về mặt pháp lý, quyết định của hòa giải viên vụ việc không có tính ràng buộc đối với các bên trong tranh chấp mà chỉ mang tính khuyến nghị, đề xuất do vậy các bên trong tranh chấp có thể tự do áp dụng hoặc khước từ. Tuy nhiên, các bên có thể đưa vào hợp đồng một thỏa thuận ràng buộc bởi đề nghị của hòa giải viên.

– Để được cưỡng chế thi hành, phải mang biên bản hòa giải thành đến Tòa án và đề nghị công nhận. Khi đó Tòa án sẽ xem xét công nhận hay không công nhận:

+ Nếu công nhận: Được cưỡng chế thi hành;

+ Nếu không công nhận: Sẽ xử lý theo nghĩa vụ hợp đồng.

Nguồn: Tham khảo trên Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *